Tổng quan Săn_lợn_rừng

Lợn rừng hay lợn lòi (Sus scrofa) là tổ tiên hoang dã của lợn nhà. Nó có nguồn gốc ở hầu hết khắp vùng Trung Âu, khu vực Địa Trung Hải (bao gồm cả dãy núi Bắc Phi) và nhiều nước châu Á như xa về phía nam như Indonesia và phân bố rộng rãi ở những nơi khác. Lợn rừng bị săn bắt để lấy thịt và để giảm thiểu thiệt hại gây ra cho cây trồng, mùa màng và hệ sinh thái rừng. Lợn là loài ăn tạp nên chúng ăn hầu như tất cả mọi thứ. Chúng phá hủy mọi thứ như mùa màng, giao thông, ao hồ, đồng thời hủy diệt hệ sinh thái vì chúng ăn tất cả - chim, bò sát, ếch nhái, các động vật không xương.

Một con lợn đực trưởng thành được xem là đặc biệt nguy hiểm do chúng có bản tính hung dữ, lỳ lợm có máu điên tiết, chúng rất nhanh nhẹn, có lớp đày và có cặp răng nanh khoằm có khả năng gây chết người. Lợn rừng là loài rất hung dữ, chúng sống lâu trong rừng, Chúng có mõm dài cứng để đào đất, nó mọc 2 răng nanh nhọn hoắt. Đây là thứ vũ khí rất lợi hại của chúng để chống lại kẻ thù và cũng là 1 điểm khác biệt lớn so với lợn nhà, Da và lớp lông lợn lòi rất dày, như 1 tấm áo giáp vững chắc.[2]

Một con lợn rừng

Trong tự nhiên, lợn rừng là loài thú hung dữ là lì lợm, khi bị thương nó có thể liều lĩnh húc cả trâu khiến trâu bật ngã.[3] Thiên địch của lợn rừng là hổ loài chuyên săn lợn rừng trong chuỗi thức ăn của mình, dù rằng với cặp răng nanh sắc nhọn nó hoàn toàn có thể giết chết một con hổ nếu nó sơ ý. Nhưng trong một cuộc chiến tay đôi với lợn rừng thì hổ thường tạo tư thế đứng chếch ngang rồi quay sang vít đầu lợn xuống đất để vô hiệu hóa chiếc mồm với cặp răng này, tạo thế thượng phong và những vết cắn chí mạng vào gáy lợn rừng sẽ lấy mạng nó. Vì vậy, một con hổ mới trưởng thành cũng có thể đánh bại được một con lợn rừng to khỏe.[4] Với trọng lượng khoảng 180 kg, lợn rừng hoang dã ít nhiều gây hoang mang cho những kẻ săn mồi.

Với bản tính của mình, lợn rừng rất thích phá phách, Lợn rừng rất thích và có khả năng đào bới, trong một khu bãi cỏ rậm rạp có cả những loại cây có gai cũng sẽ bị cày xới lên, cỏ cây nhỏ bị ăn sạch sau một vài ngày lợn đến, lợn thường gặm, cà mình vào cây để gãi ngứa, đái vào gốc cây làm cây chết. Chúng có đặc tính cực kỳ phàm ăn, gây hại cho những nương ngô, nương sắn khi còn sống hoang dã.[5] Tại bản Ngân Văn Cảnh, bản Co Cài, Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hóa là bạt ngàn đồi núi thường có đàn lợn lòi trên núi về bản phá tung hoa màu đặc biệt là lợn lòi thường về phá sắn những nương sắn bị chúng cày ủi thường xuyên. Đại Bình thì hồi đầu thế kỷ XX, heo rừng ở đây rất nhiều. Có khi chúng kéo thành đàn mười mấy hai chục con sục sạo thâu đêm suốt sáng. Cho nên, nếu không đặt bẫy, không săn bắt thì chúng sẽ phá nát hết hoa màu, đây là vùng đất mà heo rừng thường xuống kiếm ăn, chủ yếu là những vạt khoai, sắn của bà con trồng ở bìa rừng.

Ở Làng Đại Bình thuộc thôn Đại Bình xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam nơi đây còn nổi tiếng là làng săn lợn rừng, do địa thế thuận lợi, phía sau núi dựng, trước mặt là sông nên lợm rừng sinh sống ở đây rất nhiều, do đó mùa săn lợn rừng chủ yếu vào tháng Chạp đến tháng Giêng, đây là thời điểm nhiều lợn rừng nhất, dân làng trồng khoai, sắn ở bìa rừng bị chúng tàn phá dữ dội.[6][7][8] Là nơi tụ tập của lợn rừng, chúng đi thành đàn gần mấy chục con di chuyển từ vách núi ra sông uống nước. Trên đường đi, chúng phá sạch hoa màu người dân. Tại vùng U Minh Hạ, lợn rừng trong U Minh Hạ nhiều, chúng làm ổ bằng cây dớn to trong rừng. Chúng ủi đất tung tóe khắp nơi, chúng thường xuyên mò về ruộng vườn của đồng bào để phá trong đó khỉ và lợn rừng thì chỉ phá phách. Chúng ủi đất trốc cây, vặt quả nghịch chơi.[9]

Mặc dù là loài đào bới ăn củ quả và tính vốn không hung dữ nhưng lợn rừng ở Việt Nam do bị săn bắn quá nhiều nên chúng trở nên hung dữ, chống cự quyết liệt các đối thủ, thậm chí gây trọng thương cho thợ săn khi không còn đường chạy trốn. Chẳng hạn như ở hai huyện Hương Khê và Hương Sơn Hà Tĩnh có khoảng 100 nhóm thợ săn lợn rừng, và ngày nào cũng có vài con lợn rừng bị mổ thịt,[10] ở vùng U Minh Hạ, lợn rừng cũng là nguồn thực phẩm dồi dào cung cấp cho người dân và người ta hay đặt bẫy và dùng chó săn để bắt lợn rừng.[9] Ngày nay, nhiều nơi không còn ai tổ chức đi săn heo rừng do số lượng heo rừng ngày càng ít. Không chỉ chấm dứt săn và không làm hầm bẫy heo rừng, vì chúng cũng không còn mò xuống phá hoại hoa màu của người dân như trước nữa.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Săn_lợn_rừng http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/ky-la-chuyen... http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/ky-la-chuyen... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/dan-choi/thu-s... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/gi... http://baodanang.vn/channel/6058/201212/San-heo-ru... http://www.baodatviet.vn/khoa-hoc-cong-nghe/the-gi... http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/dai-gia-s... http://dantri.com.vn/chuyen-la/11-tuoi-ha-guc-lon-... http://nld.com.vn/the-thao/di-san-heo-rung-92468.h... http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/lam-thit-lon-nan...